Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị gia dụng, đồ dùng nhà bếp

Bạn có nghĩ rằng nên chăm sóc tất cả mọi thứ mà bạn đã mua được, nếu bạn không tự tay làm được, bạn có thể gọi các dịch vụ bảo dưỡng làm cho bạn.

Làm sạch và chăm sóc các vật dụng một cách thích hợp làm cho mọi thứ mà bạn có hoạt động trơn chu trong một thời gian dài.

Đầu tư tiền mua các thiết bị mới cho nhà của bạn chắc chắn có thể mất nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc các thiết bị, thực hiện một số bảo trì cơ bản hàng năm, giữ cho chúng sạch sẽ, nó sẽ hoạt động tốt và tiết kiệm được năng lượng điện, gas trong thời gian dài.

Dưới đây là một vài lời khuyên bảo trì thiết bị nhà bếp!

Hãy chắc chắn là đã rút phích cắm của các thiết bị trước khi bạn làm sạch chúng!

Tủ lạnh

Làm sạch các cuộn dây ngưng làm lạnh là phần quan trọng nhất của việc bảo trì tủ lạnh. Nó thường nằm thường ở mặt sau/ dưới cùng của tủ lạnh, bạn có thể quét bụi bẩn ra khỏi đó với một cây chổi nhỏ. Ngoài ra, làm sạch tủ lạnh của bạn ít nhất một lần một tuần, bỏ đi các đồ ăn cũ để nó không tạo ra nấm mốc.

Lò vi sóng

Nếu lò vi sóng bám nhiều vết hơi đồ ăn bên trong mà khó lau rửa được, đặt một cốc nước vào và làm nóng cốc nước đó từ 3 - 5 phút, sau đó để cốc nước trong đó thêm vài phút nữa cho hơi nước ngấm vào các vết bẩn, sử dụng miếng xốp hút nước hoặc khăn giấy lau từ trong ra ngoài.

Cách bảo dưỡng điều hòa

Bạn đã biết cách bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ chuẩn chưa nhỉ, dưới đây là các hướng dẫn cho các bạn cách bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ nhanh gọn, đúng cách và an toàn đảm bảo không kém gì thợ, từ đó bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể vào mùa bão giá này nhé.

Để có điều hòa chạy mát và ít tốn điện thì khoảng 2 tuần bạn nên rửa sạch lưới không khí, cách làm cũng hết sức đơn giản bạn chỉ cần bạn tháo mặt dàn điều hòa sau đó gỡ  bỏ tấm lưới ra rồi đem đi vệ sinh nước sạch, chú ý là không dùng nước nóng. Sau đó bạn vẩy khô nước để ráo có thể dùng quạt khô cho nhanh rồi lắp lại như bình thường.

Đối với cục ngoài, bạn có thể dùng bơm áp hoặc dụng cụ phun mạnh nào đó để làm sạch các ngõ ngách của thanh tản nhiệt khỏi các bụi bẩn. Đối với cục nóng ngoài này thì bạn cứ thế làm thôi vì không phải tháo lắp hay hứng nước bẩn.

Trong trường hợp bạn có đủ dụng cụ thì có thể kiểm tra khâu làm lạnh, ga... của điều hòa còn tốt không tuy nhiên do yêu cầu này cần tới thiết bị và kinh nghiệm nên nhiều lúc bạn cần tới các chuyên gia điện lạnh.

Chú ý, nếu khi máy điều hòa của bạn hoạt động thời gian 2-3 năm trở lên rồi thì bước kiểm tra toàn diện máy rất nên làm với các bước kiểm tra chuyên nghiệp, bạn nên thuê chuyên gia lĩnh vực sẽ đảm bảo hơn.

Trong quá trình chạy thử, nếu phát hiện máy có tiếng động lạ thì cần ngắt điện và tìm rõ nguyên nhân. Sau khi vệ sinh xong, để khô lưới lọc và lắp trở lại. Ngoài ra, để máy hoạt động đạt hiệu suất cao, việc kiểm tra lượng gas trong máy là rất cần thiết và nếu thiếu gas thì nên gọi thợ sửa chuyên nghiệp bơm ga để bảo đảm an toàn.

Máy pha cà phê

Trộn 1 phần giấm trắng với 2 phần nước sau đó đổ hỗn hợp vào ngăn chứa nước của máy pha cà phê, bật công tắc cho máy hoạt động. Sau đó làm như vậy với nước sạch 2 - 3 lần bằng nước sạch để làm sạch dấm.

Bảo dưỡng máy giặt như thế nào?

Máy giặt là thiết bị gia dụng phổ biến. Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Thỉnh thoảng, máy giặt sẽ “trở chứng” và thay vì gọi thợ sửa, người sử dụng chỉ cần lưu ý một số lỗi thông thường là tiết kiệm được khoản kinh phí đáng kể. Dưới đây là một số lỗi nhỏ hay gặp.

- Thông thường, người dùng sẽ không bao giờ cọ rửa lồng giặt trước khi bắt đầu giặt mẻ quần áo mới. Thói quen này là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn trong các lỗ thoát nước, kẽ hở máy phát triển khi các cặn bẩn hoặc nước xà phòng còn kẹt lại bên trong. Vì vậy trước khi giặt, bạn nên rửa qua lồng giặt bằng nước hoặc dung dịch xà phòng loãng, sau đó mới cho quần áo vào giặt.

- Thiết lập chế độ chảy tràn cho máy giặt nhưng nước không thoát khỏi ống xả. Tình trạng này có thể là do người dùng cài đặt mức nước thấp hơn bình thường, hoặc áp suất nước thấp hơn bình thường. Khi đó, chỉ cần cài lại mức nước và điều chỉnh lại tỷ lệ cấp nước với mức chuẩn là 15 lít/phút.

- Máy giặt đang hoạt động thì đột ngột dừng lại. Trong trường hợp này, nên kiểm tra xem đã thực hiện đúng qui trình giặt chưa và thử khởi động lại máy một lần nữa. Nếu máy vẫn dừng, có thể kiểm tra lại nguồn điện.

- Máy giặt không thực hiện được chế độ “vắt” thì cần kiểm tra nắp máy đã đóng kín chưa, ống xả có bị nghẽn không, máy có bị nghiêng không và quần áo trong lồng giặt có bị dồn về một phía trong thùng vắt không. Trong trường hợp này nên đậy kín nắp máy, điều chỉnh đồ giặt cho cân bằng, kê máy ngay ngắn và làm thông ống xả nước.

- Máy giặt phát tiếng ồn bất thường khi hoạt động, khi đó nên kiểm tra chân đế xem máy có mất cân bằng hay không.

Các chuyên gia khuyến cáo, để máy giặt được bền thì cần kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên với chu kỳ 6 tháng/lần. Các bộ phận cần được quan tâm nhiều nhất là: hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống điện, túi lọc xơ vải, độ khít của các khớp nối…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét